NHÂN – LỄ – NGHĨA – TRÍ – TÍN
Nhân: Là con người sống phải biết yêu thương nhau,quan tâm giúp đỡ nhau.
Trái tim bình đẳng :
Con người sinh ra đều bình đẳng như nhau cả,không có sự phân biệt cao thấp.Nếu như mọi điều được nhìn nhận bằng trái tim công bằng thì tất cả sự ganh tỵ tự tan biến.
Trong thực tế con người lúc nào cũng nhìn thấy sai lầm và luôn khắt khe với những sai lầm của người khác,nhưng lại dễ dàng tha lỗi cho những sai lầm chính bản thân.Nếu có trái tim như vậy mọi việc trở nên bất bình đẳng,việc không bình – tâm không lặng ,mọi sự oán hờn bắt nguồn từ đấy.
Lời khuyên :
Phải luôn tịnh tâm suy nghĩ về những điều mình làm,đừng bao giờ bàn luận chuyện thị phi của người khác.Mọi người có thể trải lòng với nhau hay rộng lượng với người khác như mình tự rộng lượng với bản thân.Đồng thời khắc khe bản thân như mình từng khắc khe với người khác – như vậy chắc chắn thiên hạ sẽ thái bình.
Lễ : Là con người sống phải biết lễ phép , lễ độ, khách sáo và cảm ơn.
Ngã chấp:
Những con người mà không làm nên được điều gì to lớn đều là những con người mà có cái tôi quá lớn,lúc nào cũng xem cái tôi của mình là cái rốn của vũ trụ.Xuất phát từ cái tôi như thế khó mà tránh được sự hạn chế bởi cái tôi nhỏ bé đó.
Vì vậy Phật Giáo có dạy “ Ngã chấp” : tự đóng mình trong khung vỏ chết,thu hẹp tình thương,thiếu sức sống sáng ngời rộng lớn ( sống trong vô minh).Những người mà có cái tôi quá lớn không cách nào gạt bỏ được sỹ diện .
Lão Tử có viết : “ Cực thiện tựa như nước” : Nước là một thứ vật chất nuôi dưỡng vạn vật mà không bao giờ ganh đua,nước sẵn sang đến những nơi mà con người không muốn đến.Vì nước chảy từ trên cao xuống thấp nên thường đến những nơi dơ bẩn như hầm xí,cầu cống,ao hồ,… nên nước tiếp cận cảnh giới cao sùng.Nếu mọi người nghĩ mình tài giỏi, không thể hạ mình thì con đường chính đạo hãy còn xa lắm.
Lời khuyên :
Phải biết bỏ qua sỹ diện bản thân, làm những việc mà người khác ngại làm,lúc nào cũng loại bỏ được sự cố chấp bản thân.Nếu được như vậy thì một ngày không xa sẽ trở thành một con người cao thượng được mọi người yêu mến.
Cách nhìn nhận một con người trưởng thành là như thế nào?
Dịu dàng với người trẻ
Cảm thông với người già
Chia sẻ với người bất hạnh
Động viên người có chí hướng
Tha thứ cho người mắc lỗi lầm
Bao dung kẻ yếu
Khoan hòa với kẻ mạnh
Bởi lẽ đến 1 lúc nào đó trong cuộc đời mỗi người họ sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự.
Nghĩa : Là con người sống phải biết đạo nghĩa,anh đã từng giúp tôi một điều gì thì tôi luôn nhớ ơn anh dù đó là điều nhỏ nhất.
Đạo Nghĩa:
Nghĩa lý bất minh do chưa vẹn toàn tiết nghĩa làm sụp đổ một tổ chức.Họa phúc tổ chức hình thành từ tâm.Nếu tổ chức hoạt động mà không đạt thành quả gì là do tâm đã thay đổi,không giữ tiết hạnh sớm muộn sẽ sụp đổ.
Lời khuyên :
Khi kinh doanh cần gỡ bỏ hiền khích trong lòng cùng nhau tiến lên phía trước.Luôn giữ gìn và thực hiện Trung Hiếu Tiết Nghĩa,đừng vì người khác mà thay lònng đổi dạ.Hãy lấy đạo nghĩa làm điểm tựa,kiên trì tất thành công.
Trí : Là con người sống phải có trí tuệ,để hiểu rõ cái gì đúng cái gì sai,cái gì nên làm cái gì không nên làm.
Họa và Phước :
Họa và Phước không tự nó đến mà do con người mời đến.Họa và Phước xuất phát từ tâm,khi tâm thiện thì Phước sẽ đến,tâm tà thì Họa sẽ đến.Lão Tử có viết : “ Trong Phước có Họa,trong Họa có Phước” con người không phải lúc nào cũng gặp Họa,cũng không phải lúc nào cũng gặp Phước.Họa và Phước tựa vào nhau,Họa lớn thì Phước lớn,Phước lớn thì Họa cũng sẽ lớn.Khi gặp Họa đến đừng quá đau lòng,ráng chịu đựng thành tâm kiểm khảo lại những gì mình đã làm và thay đổi thì Họa sẽ hóa Phước.Khi Phước đến đừng vội vui mừng,nếu mình tự cao kiêu ngạo và không biết cảm thông cho người khác thì chắc chắn Họa sẽ trở lại.
Lời khuyên :
Trước những biến chuyển khôn lường chuyển đổi giữa Họa Và Phước,phải có sự kiên định không do dự,phải nhận thức được nguy cơ và cơ hội chuyển đổi giữa Họa Và Phước.Đồng thời nắm bắt chuyển đổi này trong lòng bàn tay để luôn tạo Phước.
Tín :Là con người sống phải có uy tín,làm cho người khác tin tưởng mình. Một lần bất tín vạn lần bất tin,khi đã hứa một điều gì đó phải hạ quyết tâm làm để giữ chữ tín ,không nên gian dối và phải tiến bộ.
Tín:
Tín có thể giúp con người thành công,đó là một tài sản vô hình.Khổng Tử có viết : “ Làm người mà không có uy tín làm sao có thể sống và tồn tại trong xã hội,cũng giống như xe mà không có trục làm sao có thể chạy?” Người vô tín cho dù có học cao hiểu rộng cũng không giúp ích được gì cho xã hội,nên có câu : “ Tín là bạn của sự thành công”.
Cần cù,thành thật,uy tín: Tiền tài là vật dung chung của thiên hạ,là thứ mà mọi người đều muốn có.Đối với người quân tử,họ sẽ thông qua những con đường đạo đức,hợp pháp để đạt tài sản mong muốn,đối với những món tiền phi pháp ,phi nghĩa người quân tử không bao giờ có suy nghĩ muốn đạt được nó.Nhưng những kẻ tiểu nhân lại lao vào như con thiêu thân.
=> Có một con đường sinh tài sản đó chính là cần cù,thành thật và uy tín.
Người không thành thật,không uy tín sẽ không có chỗ dung thân dưới đất Trời.Người không cần cù làm việc gì cũng không thành, khi kinh doanh thiếu cần cù sẽ thất bại.
Lời khuyên :
Kinh doanh cũng vậy,phải xuất phát từ sự cần cù,thành thật và uy tín.Vậy nếu muốn không thất bại thì càng phải cố gắng nỗ lực lên thì sự nghiệp mới mong có thể thành công!