1 Câu Chuyện Thành Công Của Trần Đình Long

1 Câu Chuyện Thành Công Của Trần Đình Long 

Cùng Manhtranland tìm hiểu tiểu sử tỉ phú Trần Đình Long – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) trong bài viết dưới đây nhé

Xem nhanh tiểu sử Trần Đình Long

  • Tên đầy đủ: Trần Đình Long
  • Năm sinh: 20/02/1961
  • Tuổi: 59
  • Cung hoàng đạo: Bảo Bình
  • Nơi sinh: Hải Dương
  • Nơi ở: Hà Nội
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Gia đình:
    • Cha: Đang cập nhật
    • Mẹ: Đỗ Thị Giới
    • Vợ: Vũ Thị Hiền
    • Con cái: Đang cập nhật
  • Nổi tiếng như: Doanh nhân, chủ tịch HDQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
  • Hồ sơ wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Đình_Long_(doanh_nhân)

Trần Đình Long là ai?

Trần Đình Long (Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1961 tại Hải Dương) là một tỷ phú xuất thân từ miền quê nghèo khó. Với trí thông minh và khát khao làm giàu, ông bôn ba khắp trong ngoài nước. Cho đến hiện nay, đã an cư tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép trong nước. Ông cũng là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết (2016).

Xuất thân nghèo khó cùng bản tính “nói ít làm nhiều”, Trần Đình Long tỏ ra là một người rắn rỏi với bản lĩnh “cứng” và khá kín tiếng trên thương trường. Người ta thường chỉ được gặp ông mỗi năm một lần vào mỗi dịp Đại hội cổ đông.

Trong mắt người Việt Nam, ông Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú USD, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và là “VUA” thép của thị trường Việt Nam.

Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới.

Ngày 25 tháng 12 năm 2019, tên Trần Đình Long xuất hiện trong danh sách tỉ phú USD trên danh sách real time của tạp chí Forbes với tài sản 1 tỉ USD, xếp thứ 1756 thế giới.

Tuổi thơ

Năm 1961 tại tỉnh Hải Dương, bà Đỗ Thị Giới hạ sinh ông Trần Đình Long. Không có nhiều thông tin về các thành viên trong gia đình ông.

Về sau, ông Long có vợ là bà Vũ Thị Hiền. Ông bà có hai người con, lần lượt tên là Trần Huyền Linh và Trần Vũ Minh.

Học vấn

Năm 1986: chàng thiếu niên Trần Đình Long khi này vừa tròn 25 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – với tấm bằng Cử nhân Kinh tế

Sau 6 năm mày mò tìm hiểu thị trường, năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về.

Kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông chính thức bắt đầu.

Sự nghiệp

Vạn sự khởi đầu nan

Sự nghiệp của Trần Đình Long gắn liền với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát mà tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Trước khi có được thành công, ông Long và những người anh em ở Hòa Phát cũng từng có những giai đoạn đầy khó khăn, vất vả:

Năm 1990: Hoàn cảnh của ông Long khi muốn thành lập doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp mới ra đời, tiềm lực cá nhân nhỏ, e ngại nhiều, thủ tục khó khăn

1992: Chuyện thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng không hề dễ dàng. Để hoàn thành thủ tục phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp quận Hoàn Kiếm làm hồ sơ, chứng minh tài sản, mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản rồi xin giấy phép xác định nhận thân từng người.

Công ty phải mượn nhà ông Long làm địa điểm vì doanh nghiệp thành lập phải có địa chỉ đăng ký, vốn pháp định, phải chứng minh vốn bằng cách đóng tiền vào ngân hàng, thậm chí đi mượn tiền người khác để đóng vào làm vốn pháp định.

Mùa xuân năm 1993: Ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để tìm hiểu thị trường và nhập hàng. Thời kỳ đó công ty tư nhân không được phép xuất nhập khẩu với nước ngoài, thế nên phải đi bằng hộ chiếu đường biên. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.

Ông Trần Tuấn Dương nhớ lại: “Đến đoạn lên núi, hôm đó trời mưa phùn nên phải bò qua bằng cả hai tay hai chân tay nếu không trơn ngã. Người lấm bê bết bùn đất, bò qua biên giới mấy cây số. Mà không riêng gì mình, những người đi buôn tiểu ngạch thời đó đều đi như thế cả.”

Năm 1994: Khi tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông Long và các cộng sự nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Vì vậy, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore…

Từ năm 1996 đến năm 2005: Ông Trần Long giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát bây giờ

Khoảng năm 1996: Công ty Thiết bị Phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo. Tuy nhiên, việc mua ống thép hết sức khó khăn, do phải xin phê duyệt rồi phải có tiền lobby mới mua được 5-10 tấn. Thấy rằng việc làm ống thép không khó, ông Long đã quyết định thành lập công ty mới tên Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan

Từ năm 1992 đến năm 1996 : Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát

2000: Kể từ năm 1992, sau 8 năm bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, phải đến năm 2000, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Công ty Thiết Bị và Phụ Tùng Hòa Phát

2007: Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Ban Lãnh Đạo công ty đã chia sẻ: “Lúc đó và kể cả bây giờ, Thép Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Đức … rất nhiều. Một số công ty, máy móc chẳng có gì liên quan đến các nước Mỹ, Hàn, Nhật, Pháp… nhưng lại sính ngoại lấy tên như thế. Mình thì mua máy móc mới tinh của nước ngoài nên lúc đầu cũng định lấy tên ghép như vậy nhưng sau nhận thấy hàng Việt Nam cũng rất đáng để tự hào, thế là chọn “Hòa Phát” (với nghĩa Hòa hợp & Phát triển – PV) để đổi tên cho các công ty, thống nhất một thương hiệu và đến năm 2007 thì Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát ra đời. Đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn”.

Năm 2007: Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát tiếp tục có những định hình rõ nét

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và những bước tiến vững chắc

Kết thúc quý II/2016: Hoà Phát tăng trưởng 2 con số, với doanh thu đạt 15.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.050 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ và gần hoàn thành kế hoạch cả năm về lợi nhuận. Lý giải về mức lợi nhuận đột biến trong quý II, ông Long cho biết do sản lượng bán hàng tăng, việc cơ quan quản lý áp thuế tự vệ thương mại tạm thời nên giá lên, chính sách nhập nguyên liệu theo năm cũng góp phần giúp Hòa Phát hưởng lợi về giá vốn…

Ông Trần Đình Long- lúc này là chủ tịch Hoà Phát nhận định, năm 2016, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn có thể đạt khoảng 5.000 tỷ đồng – mức kỷ lục của doanh nghiệp này. Đầu năm 2016, Công ty Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đã được thành lập. Mục tiêu của dự án này hoàn thành chuỗi thức ăn khép kín cho việc chăn nuôi của Hoà Phát và bán ra thị trường.

8/2016: Hiện công ty đã nhập khẩu 500 con lợn từ Đan Mạch về và xây dựng hệ thống khu chăn nuôi có sức chưa hơn 3.000 con bò. Hoà Phát tham vọng sẽ đạt doanh thu 15.000-20.000 tỷ đồng từ nông nghiệp. Ông Trần Đình Long cũng cho biết rất lạc quan với kế hoạch đầu tư này.

Năm 2016: Ông Long lần đầu bước lên vị thế là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết.

Năm 2017: Việt Nam bước lên ngôi vị số 1 về tiêu thụ thép tại khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả Indonesia – quốc gia có dân số gấp 2 lần Việt Nam. Chia sẻ với Báo Đầu tư, ông Long khẳng khái: “Vài năm nay, mọi người nhìn thép rất xấu, nhưng thép vẫn được coi là bánh mì của công nghiệp và tại những nước công nghiệp hoá mới như chúng ta, nhu cầu thép vẫn còn tăng”.

Tính riêng quý II/2017: Doanh thu toàn Tập đoàn Hòa Phát đạt 10.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1.530 tỷ đồng

Theo số liệu của VSA, tính đến cuối tháng 6/2017: Thép Hòa Phát (HPG) đang dẫn đầu về thị phần thép xây dựng với 27,5% thị phần; thị trường ống thép với 28,39% thị phần; thị trường tôn mạ với 37,64% thị phần

Kết thúc năm 2017: Giá cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt đã nâng tài sản của ông Long trên thị trường chứng khoán lên trên 1 tỷ USD. Là căn cứ Forbes đưa tên ông vào danh sách tỷ phú đô la thế giới Khẳng định vị thế doanh nghiệp thép số 1 trên thị trường, năm 2017, Hòa Phát xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016.

2018: Trong hơn 10 năm qua, doanh thu Hòa Phát đã tăng trưởng tới 10 lần. Năm 2007, doanh thu ở mức 5.734 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đã là gần 47.000 tỷ đồng, lợi nhuận cao kỷ lục hơn 8.000 tỷ đồng.

Tháng 11/2019: sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đã đạt những con số kỉ lục từ trước đến nay. Lượng thép cung cấp cho thị trường đạt 300.000 tấn, cao nhất trong lịch sử gần 20 năm làm thép xây dựng của Tập đoàn. Tính đến cuối tháng 11, thép Hòa Phát sản xuất và cung cấp gần 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước (tăng 13% cùng kỳ năm trước), trong đó có trên 220.000 tấn xuất khẩu tới các thị trường như Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Úc, Mỹ….

Cuối năm 2019: Như nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nội thất, điện lạnh, nông nghiệp, tôn mạ và vừa tiếp nhận siêu dự án thép trị giá 3 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

Tài sản & thành tựu

Trần Đình Long được biết đến là một trong 2 đại gia tại Việt Nam chơi “vượt tầm” khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng sắm máy bay riêng (cùng với ông Đoàn Nguyên Đức hay Bầu Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai)

Năm 2010: Ông mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỉ đồng). Sau đó, ông chi thêm 2 tỷ đồng mỗi tháng để nuôi chiếc máy bay triệu đô này. Hiện nay chiếc máy bay này đã được bán cho Công ty VinaCopter (Hong Kong)

Năm 2011: Ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê

Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới

Ông Trần Đình Long hiện nắm giữ 382 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với giá trị 8,881.5 tỉ đồng (25/11/2019).

Tuy không còn có tên trong danh sách tỷ phú 2019 của Forbes, nhưng danh sách trực tuyến (real time) của tạp chí này tính đến ngày 25/12/2019 vẫn có tên ông Trần Đình Long với 1 tỷ USD tài sản và xếp thứ 1756 thế giới. Nguyên nhân khiến ông Long dù sở hữu hơn 1 tỷ USD nhưng không có tên trong danh sách năm 2019 là do thời điểm tính toán tài sản để chốt danh sách của Tạp chí Forbes. Thời điểm chốt danh sách tài sản tỷ phú năm 2019 là ngày 8/2, đây lại trùng với thời điểm thị trường Việt Nam đang nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, nên giá cổ phiếu của các doanh nhân Việt được tính toán vào ngày 1/2. Đây cũng là thời điểm giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đang giao dịch với giá 27.300 đồng/cổ phiếu, vùng giá thấp nhất một năm gần đây., khiến khối tài sản của ông Long giảm xuống dưới 1 tỷ USD vào không có tên trong danh sách chốt ngày 8/2 của Forbes

Hòa Phát do ông Long đứng đầu hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Tập đoàn này tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại…

Cho đến ngày hôm nay, tại Hòa Phát vẫn lưu truyền câu chuyện ông Long dấn bước vào ngành thép từ câu nhận xét phũ phàng “biết gì về thép mà làm” của một trùm buôn thép những năm cuối 90 của thế kỷ trước. Khi ấy, ông Long chỉ là tay mơ. Lấy khó khăn làm cơ hội để trở nên khác biệt, ông Trần Đình Long không ngại những thử thách, ông dám nghĩ, dám làm, vững chãi từng bước đưa Hòa Phát và ngành thép Việt tiến lên phía trước. “Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hòa Phát là xe tăng, xe lu cứ đường thẳng mà đi” – ông nói. Câu nói ấy như một minh chứng cho cái “chất” thép của vị doanh nhân đầy bản lĩnh, vị tỷ phú USD, và là “ÔNG VUA” của ngành thép Việt.

Cùng Manhtranland tìm hiểu tiểu sử tỉ phú Trần Đình Long – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) trong bài viết dưới đây nhé

Xem nhanh tiểu sử Trần Đình Long

  • Tên đầy đủ: Trần Đình Long
  • Năm sinh: 20/02/1961
  • Tuổi: 59
  • Cung hoàng đạo: Bảo Bình
  • Nơi sinh: Hải Dương
  • Nơi ở: Hà Nội
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Gia đình:
    • Cha: Đang cập nhật
    • Mẹ: Đỗ Thị Giới
    • Vợ: Vũ Thị Hiền
    • Con cái: Đang cập nhật
  • Nổi tiếng như: Doanh nhân, chủ tịch HDQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
  • Hồ sơ wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Đình_Long_(doanh_nhân)

Trần Đình Long là ai?

Trần Đình Long (Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1961 tại Hải Dương) là một tỷ phú xuất thân từ miền quê nghèo khó. Với trí thông minh và khát khao làm giàu, ông bôn ba khắp trong ngoài nước. Cho đến hiện nay, đã an cư tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép trong nước. Ông cũng là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết (2016).

Xuất thân nghèo khó cùng bản tính “nói ít làm nhiều”, Trần Đình Long tỏ ra là một người rắn rỏi với bản lĩnh “cứng” và khá kín tiếng trên thương trường. Người ta thường chỉ được gặp ông mỗi năm một lần vào mỗi dịp Đại hội cổ đông.

Trong mắt người Việt Nam, ông Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú USD, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và là “VUA” thép của thị trường Việt Nam.

Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới.

Ngày 25 tháng 12 năm 2019, tên Trần Đình Long xuất hiện trong danh sách tỉ phú USD trên danh sách real time của tạp chí Forbes với tài sản 1 tỉ USD, xếp thứ 1756 thế giới.

Tuổi thơ

Năm 1961 tại tỉnh Hải Dương, bà Đỗ Thị Giới hạ sinh ông Trần Đình Long. Không có nhiều thông tin về các thành viên trong gia đình ông.

Về sau, ông Long có vợ là bà Vũ Thị Hiền. Ông bà có hai người con, lần lượt tên là Trần Huyền Linh và Trần Vũ Minh.

Học vấn

Năm 1986: chàng thiếu niên Trần Đình Long khi này vừa tròn 25 tuổi đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – với tấm bằng Cử nhân Kinh tế

Sau 6 năm mày mò tìm hiểu thị trường, năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về.

Kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông chính thức bắt đầu.

Sự nghiệp

Vạn sự khởi đầu nan

Sự nghiệp của Trần Đình Long gắn liền với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát mà tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Trước khi có được thành công, ông Long và những người anh em ở Hòa Phát cũng từng có những giai đoạn đầy khó khăn, vất vả:

Năm 1990: Hoàn cảnh của ông Long khi muốn thành lập doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp mới ra đời, tiềm lực cá nhân nhỏ, e ngại nhiều, thủ tục khó khăn

1992: Chuyện thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng không hề dễ dàng. Để hoàn thành thủ tục phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp quận Hoàn Kiếm làm hồ sơ, chứng minh tài sản, mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản rồi xin giấy phép xác định nhận thân từng người.

Công ty phải mượn nhà ông Long làm địa điểm vì doanh nghiệp thành lập phải có địa chỉ đăng ký, vốn pháp định, phải chứng minh vốn bằng cách đóng tiền vào ngân hàng, thậm chí đi mượn tiền người khác để đóng vào làm vốn pháp định.

Mùa xuân năm 1993: Ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để tìm hiểu thị trường và nhập hàng. Thời kỳ đó công ty tư nhân không được phép xuất nhập khẩu với nước ngoài, thế nên phải đi bằng hộ chiếu đường biên. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.

Ông Trần Tuấn Dương nhớ lại: “Đến đoạn lên núi, hôm đó trời mưa phùn nên phải bò qua bằng cả hai tay hai chân tay nếu không trơn ngã. Người lấm bê bết bùn đất, bò qua biên giới mấy cây số. Mà không riêng gì mình, những người đi buôn tiểu ngạch thời đó đều đi như thế cả.”

Năm 1994: Khi tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông Long và các cộng sự nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Vì vậy, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore…

Từ năm 1996 đến năm 2005: Ông Trần Long giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát bây giờ

Khoảng năm 1996: Công ty Thiết bị Phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo. Tuy nhiên, việc mua ống thép hết sức khó khăn, do phải xin phê duyệt rồi phải có tiền lobby mới mua được 5-10 tấn. Thấy rằng việc làm ống thép không khó, ông Long đã quyết định thành lập công ty mới tên Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan

Từ năm 1992 đến năm 1996 : Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát

2000: Kể từ năm 1992, sau 8 năm bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, phải đến năm 2000, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Công ty Thiết Bị và Phụ Tùng Hòa Phát

2007: Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Ban Lãnh Đạo công ty đã chia sẻ: “Lúc đó và kể cả bây giờ, Thép Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Đức … rất nhiều. Một số công ty, máy móc chẳng có gì liên quan đến các nước Mỹ, Hàn, Nhật, Pháp… nhưng lại sính ngoại lấy tên như thế. Mình thì mua máy móc mới tinh của nước ngoài nên lúc đầu cũng định lấy tên ghép như vậy nhưng sau nhận thấy hàng Việt Nam cũng rất đáng để tự hào, thế là chọn “Hòa Phát” (với nghĩa Hòa hợp & Phát triển – PV) để đổi tên cho các công ty, thống nhất một thương hiệu và đến năm 2007 thì Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát ra đời. Đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn”.

Năm 2007: Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát tiếp tục có những định hình rõ nét

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và những bước tiến vững chắc

Kết thúc quý II/2016: Hoà Phát tăng trưởng 2 con số, với doanh thu đạt 15.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.050 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ và gần hoàn thành kế hoạch cả năm về lợi nhuận. Lý giải về mức lợi nhuận đột biến trong quý II, ông Long cho biết do sản lượng bán hàng tăng, việc cơ quan quản lý áp thuế tự vệ thương mại tạm thời nên giá lên, chính sách nhập nguyên liệu theo năm cũng góp phần giúp Hòa Phát hưởng lợi về giá vốn…

Ông Trần Đình Long- lúc này là chủ tịch Hoà Phát nhận định, năm 2016, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn có thể đạt khoảng 5.000 tỷ đồng – mức kỷ lục của doanh nghiệp này. Đầu năm 2016, Công ty Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đã được thành lập. Mục tiêu của dự án này hoàn thành chuỗi thức ăn khép kín cho việc chăn nuôi của Hoà Phát và bán ra thị trường.

8/2016: Hiện công ty đã nhập khẩu 500 con lợn từ Đan Mạch về và xây dựng hệ thống khu chăn nuôi có sức chưa hơn 3.000 con bò. Hoà Phát tham vọng sẽ đạt doanh thu 15.000-20.000 tỷ đồng từ nông nghiệp. Ông Trần Đình Long cũng cho biết rất lạc quan với kế hoạch đầu tư này.

Năm 2016: Ông Long lần đầu bước lên vị thế là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết.

Năm 2017: Việt Nam bước lên ngôi vị số 1 về tiêu thụ thép tại khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả Indonesia – quốc gia có dân số gấp 2 lần Việt Nam. Chia sẻ với Báo Đầu tư, ông Long khẳng khái: “Vài năm nay, mọi người nhìn thép rất xấu, nhưng thép vẫn được coi là bánh mì của công nghiệp và tại những nước công nghiệp hoá mới như chúng ta, nhu cầu thép vẫn còn tăng”.

Tính riêng quý II/2017: Doanh thu toàn Tập đoàn Hòa Phát đạt 10.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1.530 tỷ đồng

Theo số liệu của VSA, tính đến cuối tháng 6/2017: Thép Hòa Phát (HPG) đang dẫn đầu về thị phần thép xây dựng với 27,5% thị phần; thị trường ống thép với 28,39% thị phần; thị trường tôn mạ với 37,64% thị phần

Kết thúc năm 2017: Giá cổ phiếu Hòa Phát tăng vọt đã nâng tài sản của ông Long trên thị trường chứng khoán lên trên 1 tỷ USD. Là căn cứ Forbes đưa tên ông vào danh sách tỷ phú đô la thế giới Khẳng định vị thế doanh nghiệp thép số 1 trên thị trường, năm 2017, Hòa Phát xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016.

2018: Trong hơn 10 năm qua, doanh thu Hòa Phát đã tăng trưởng tới 10 lần. Năm 2007, doanh thu ở mức 5.734 tỷ đồng thì đến năm 2017 con số này đã là gần 47.000 tỷ đồng, lợi nhuận cao kỷ lục hơn 8.000 tỷ đồng.

Tháng 11/2019: sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đã đạt những con số kỉ lục từ trước đến nay. Lượng thép cung cấp cho thị trường đạt 300.000 tấn, cao nhất trong lịch sử gần 20 năm làm thép xây dựng của Tập đoàn. Tính đến cuối tháng 11, thép Hòa Phát sản xuất và cung cấp gần 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước (tăng 13% cùng kỳ năm trước), trong đó có trên 220.000 tấn xuất khẩu tới các thị trường như Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Úc, Mỹ….

Cuối năm 2019: Như nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nội thất, điện lạnh, nông nghiệp, tôn mạ và vừa tiếp nhận siêu dự án thép trị giá 3 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

Tài sản & thành tựu

Trần Đình Long được biết đến là một trong 2 đại gia tại Việt Nam chơi “vượt tầm” khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng sắm máy bay riêng (cùng với ông Đoàn Nguyên Đức hay Bầu Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai)

Năm 2010: Ông mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỉ đồng). Sau đó, ông chi thêm 2 tỷ đồng mỗi tháng để nuôi chiếc máy bay triệu đô này. Hiện nay chiếc máy bay này đã được bán cho Công ty VinaCopter (Hong Kong)

Năm 2011: Ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê

Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới

Ông Trần Đình Long hiện nắm giữ 382 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với giá trị 8,881.5 tỉ đồng (25/11/2019).

Tuy không còn có tên trong danh sách tỷ phú 2019 của Forbes, nhưng danh sách trực tuyến (real time) của tạp chí này tính đến ngày 25/12/2019 vẫn có tên ông Trần Đình Long với 1 tỷ USD tài sản và xếp thứ 1756 thế giới. Nguyên nhân khiến ông Long dù sở hữu hơn 1 tỷ USD nhưng không có tên trong danh sách năm 2019 là do thời điểm tính toán tài sản để chốt danh sách của Tạp chí Forbes. Thời điểm chốt danh sách tài sản tỷ phú năm 2019 là ngày 8/2, đây lại trùng với thời điểm thị trường Việt Nam đang nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, nên giá cổ phiếu của các doanh nhân Việt được tính toán vào ngày 1/2. Đây cũng là thời điểm giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đang giao dịch với giá 27.300 đồng/cổ phiếu, vùng giá thấp nhất một năm gần đây., khiến khối tài sản của ông Long giảm xuống dưới 1 tỷ USD vào không có tên trong danh sách chốt ngày 8/2 của Forbes

Hòa Phát do ông Long đứng đầu hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Tập đoàn này tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại…

Cho đến ngày hôm nay, tại Hòa Phát vẫn lưu truyền câu chuyện ông Long dấn bước vào ngành thép từ câu nhận xét phũ phàng “biết gì về thép mà làm” của một trùm buôn thép những năm cuối 90 của thế kỷ trước. Khi ấy, ông Long chỉ là tay mơ. Lấy khó khăn làm cơ hội để trở nên khác biệt, ông Trần Đình Long không ngại những thử thách, ông dám nghĩ, dám làm, vững chãi từng bước đưa Hòa Phát và ngành thép Việt tiến lên phía trước. “Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hòa Phát là xe tăng, xe lu cứ đường thẳng mà đi” – ông nói. Câu nói ấy như một minh chứng cho cái “chất” thép của vị doanh nhân đầy bản lĩnh, vị tỷ phú USD, và là “ÔNG VUA” của ngành thép Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *